0909019920

Acid folic là gì?

Acid folic hay còn gọi là vitamin B9 tồn tại ở dạng tinh thể màu vàng cam, ít tan trong nước và không tan trong các dung môi hữu cơ, chúng dễ bị phá huỷ dưới ánh sáng và nhiệt độ. Nấm men là dạng vật chất mà vitamin B9 được phát hiện đầu tiên, chúng được xem như một yếu tố “chống thiếu máu”.  Tên hoá học của acid folic là pteroyl glutamic.

Acid folic là gì?

Vitamin B9 có rất nhiều công dụng nhưng trong số những công dụng đó, công dụng chống dị tật bẩm sinh ở thai nhi là công dụng nổi bật hơn cả. Acid Folic có nhiều trong tự nhiên và vi khuẩn đường ruột trong cơ thể chúng ta có khả năng tổng hợp một lượng acid folic để đáp ứng nhu cầu của cở thể khi acid folic có trong thực phẩm hàng ngày mà chúng ta dùng không đầy đủ. Tuy nhiên, khả năng tổng hợp này không thể kéo dài
Acid folic tham gia vào hàng trăm quá trình trao đổi chất của cơ thể và chúng còn tham gia vào quá trình tổng hợp các acid amin không thiết yếu cho cơ thể như methionine và glycin, giúp cơ thể chúng ta hoạt động một cách trơn tru, dễ dàng hơn. Thiếu acid folic sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải thậm chí mắc phải những chứng bệnh trầm trọng.
Acid folic đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, khôi phục, bảo vệ và tổng hợp nên ADN nên đóng vai trò thiết yếu trong việc phân chia tế bào. Giúp các tế bào trong cơ thể chúng ta đảm nhận tốt chức năng của nó và gien di truyền có điều kiện phát triển hoàn hảo nhất.
Ngoài ra, nếu chúng ta cung cấp đủ lượng acid folic cùng với vitamin B12 cho cơ thể, thì 2 loại vitamin này sẽ kết hợp lại với nhau để sinh ra các tế bào máu để hạn chế nguy cơ thiếu máu. Các bác sĩ dinh dưỡng hay khuyên chúng ta nên dùng các loại thực phẩm chứa nhiều acid folic là như vậy.
Do đây là loại acid không bên với nước, không khí, nhiệt độ và cả chất kiềm nên khi chế biến thức ăn, chúng ta nên chú ý đến việc chế biến đúng cách để có thể giữ được lượng acid folic nhiều nhất có thể.

Vitamin B9 là gì

Lượng hấp thu vitamin B9 theo khuyến cáo mỗi ngày

  • Từ 1 đến 3 tuổi: 150 µg
  • Từ 4 đến 8 tuổi: 200 µg
  • Từ 9 đến 13 tuổi: 300 µg
  • Trên 19 tuổi: 400 µg

Chu kỳ bổ sung acid folic

Do đây là loại acid không bền, tan trong nước nên chúng ta cần bổ sung chúng mỗi ngày. Đặc biệt hơn nữa, do đây là loại acid quan trọng trong quá trình hình thành nên ADN ở thai nhi nên phụ nữ mang thai hoặc những người có ý định mang thai nên bổ sung nhiều hơn. Phụ nữ mang thai nên bổ sung thêm từ 60-100 µg /ngày và có thể dùng folate cho đến tuần mang thai thứ 12, riêng phụ nữ đang lên kế hoạch có con thì bổ sung khoảng 400 µg /ngày để làm giảm khuyết tật ống thần kinh phôi cho trẻ em tương lai.

Ai nên bổ sung acid folic

  • Những người dùng thực phẩm chứa ít acid folic
  • Việc hấp thụ acid folic kém do bệnh lý hoặc từ yếu tố di truyền
  • Người lớn tuổi do có chế độ dinh dưỡng kém đa dạng hoặc giảm hấp thu dinh dưỡng ở đường ruột.
  • Những người bị nghiện rượu
  • Phụ nữ có thai hoặc có ý định có thai.
  • Nhu cầu về acid folic tăng lên nhiều ở trẻ sơ sinh, trẻ sinh non nhất là trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa công thức hoặc sữa mẹ thiếu vitamin B9.

Nói cách khác, khả năng cung cấp vitamin B9 từ các loại thực phẩm mà chúng ta dùng hàng ngày là không đủ. Có rất nhiều trường hợp làm tăng khả năng thiếu hụt vitamin B9 hoặc cần bổ sung chúng bằng các loại thực phẩm chức năng như: khi mang thai, trẻ nhỏ, trẻ đang trong giai đoạn phát dục, có kinh nhiều, người già ăn uống kém, những người mắc chứng nghiện rượu,…
Bài viết acid folic là gì được ban biên tập website https://naturalshop.com.vn tổng hợp và biên soạn. Bài viết có mục đích cung cấp thông tin và không phải là lời khuyên y khoa. Mọi việc sao chép nội dung từ website này vui lòng ghi rõ nguồn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *