[Bài dịch – Dr.Axe] Lợi ích và cách sử dụng của tinh dầu tràm trà
Ngày đăng: 02:35:35 09-05-2018 / Lượt xem: 716
Lợi ích và cách sử dụng của tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, có khả năng chữa lành vết thương hiệu quả, đó là lý do tại sao nó là loại tinh dầu kháng khuẩn hàng đầu hiện nay. Tinh dầu tràm trà dễ bay hơi, nó có nguồn gốc từ cây bản địa Melaleuca alternifolia của Úc. Nó được sử dụng rộng rãi khắp nước Úc trong ít nhất 100 năm trước. Trong 7 thập kỷ qua, tinh dầu tràm trà cũng được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu y học về khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus và nấm.
Công dụng của tinh dầu tràm trà rất nhiều, nó có thể sử dụng để làm sạch khuẩn, khuếch tán để tiêu diệt nấm mốc trong nhà, bôi tại chỗ để chữa lành bệnh ngoài da. Tôi sử dụng tinh dầu này để điều trị mụn trứng cá và trong nhiều công thức nấu ăn khác nữa.
Tinh dầu tràm trà được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng và mỹ phẩm, bao gồm thuốc xịt khử trùng, sữa rửa mặt, dầu gội, dầu massage, kem xoa móng tay, chất tẩy rửa,…Khả năng khử trùng và kháng viêm hiệu quả giúp tinh dầu tràm trà trở thành loại tinh dầu có lợi nhất mà bạn nên mua để sẵn trong nhà, phòng khi cần dùng đến.
Tinh dầu tràm trà là gì?
Dầu cây trà là một loại tinh dầu dễ bay hơi có nguồn gốc từ cây Melaleuca alternifolia của Úc. Chi Tràm thuộc họ Myrtaceae và chứa khoảng 230 loài thực vật, hầu như tất cả đều có nguồn gốc từ Úc.
Tinh dầu tràm là thành phần trong nhiều loại thuốc điều trị nhiễm trùng, nó được bán như một loại thuốc khử trùng và kháng viêm ở Úc, Châu Âu Bắc Mỹ. Bạn cũng có thể tìm thấy thành phần cây tràm trà trong các sản phẩm gia dụng, mỹ phẩm, bột giặt, kem dưỡng,…Vậy tinh dầu tràm trà là gì? Đó chính là loại tinh dầu có khả năng khử trùng rất hiệu quả, chống lại được nhiễm trùng và kích ứng da.
Các thành phần hoạt chính của cây trà bao gồm hydrocacbon terpene, monoterpenes và sesquiterpenes. Đây là hợp chất có khả năng kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Trên thực tế, có hơn 100 thành phần hóa học khác nhau của cây trà, các hydrocacbon dễ bay hơi được tìm thấy trong dầu có mùi thơm và có khả năng truyền qua không khí, lỗ chân lông. Đó là lý do vì sao tinh dầu tràm trà được sử dụng một cách tự nhiên để tiêu diệt mầm bệnh, chống nhiễm trùng và làm dịu da.
Tinh dầu tràm trà là gì?
Lợi ích và cách sử dụng của tinh dầu tràm trà
1. Chống lại mụn trứng cá và các bệnh ngoài da
Do đặc tính kháng khuẩn và chống viêm của tinh dầu tràm trà nên nó có khả năng trị mụn trứng cá, chống viêm da và các bệnh khác như vảy nến, eczema và viêm da.
Một nghiên cứu năm 2017 được tiến hành ở Úc đánh giá hiệu quả của tinh dầu tràm trà so với việc rửa mặt mà không có tinh dầu tràm trà trong đó, áp dụng cho những người bị mụn trứng cá nhẹ và vừa. Những người tham gia sử dụng tinh dầu này rửa mặt 1-2 lần/ngày, liên tục khoảng 12 tuần thì có khuôn mặt sạch mụn đáng kể hơn so với những người không sử dụng. Không có phản ứng phụ nghiêm trọng xảy ra khi dùng tinh dầu này chữa mụn. Tuy nhiên, có 1 số tác dụng phụ nhỏ như da khô, lột da và nó sẽ tự khỏi ngay sau đó mà không cần can thiệp.
Chống lại mụn trứng cá và các bệnh ngoài da
2. Cải thiện da đầu
Nghiên cứu cho thấy rằng tinh dầu tràm trà có thể cải thiện triệu chứng viêm da bã tiết, vảy da đầu và gàu.
1 nghiên cứu về con người năm 2002 được công bố trên tạp chí Học viện Da liễu Hoa Kỳ đã nghiên cứu kết quả dầu gội có 5% dầu tràm trà và thuốc được sử dụng cho người có gàu nhẹ và vừa. Khoảng 4 tuần sau khi sử dụng tinh dầu tràm trà, có 41% cải thiện được gàu, trong khi dùng thuốc chỉ có 11% được cải thiện. Các nhà nghiên cứu cũng cho thấy bệnh nhân giảm được triệu chứng ngứa và bã nhờn sau khi gội dầu tràm trà.
3. Làm dịu các kích ứng da
Mặc dù có ít nghiên cứu về tình trạng này, tuy nhiên đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm của tinh dầu này có thể chữa lành các kích ứng và vết thương nhẹ ngoài da. Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng sau khi điều trị bằng tinh dầu cây trà, vết thương bắt đầu lành và khép miệng dần.
Tinh dầu tràm trà có khả năng giảm viêm, chống lại nhiễm trùng ngoài da và làm giảm kích thước các vết thương. Nó cũng có thể làm giảm các vết thương bỏng nặng, vết loét và côn trùng cắn. (nên dùng thử nghiệm trên 1 vùng da nhỏ để xem có kích ứng hay không thì hãy dùng để chữa trị bệnh ngoài da).
4. Kháng khuẩn, nấm và virus
Theo đánh giá khoa học về tràm trà được công bố trên tạp chí Vi sinh lâm sàng, dữ liệu cho thấy hoạt tính phổ biến rộng rãi của tinh dầu này là do nó có tính kháng khuẩn, nấm và virus hiệu quả. Điều này có nghĩa là theo lý thuyết, tinh dầu tràm trà có thể được dùng để tránh nhiễm trùng. Các nhà nghiên cứu vẫn đang đánh giá lợi ích của tinh dầu tràm trà, và trên cơ bản nó đã được chứng minh trong một số nghiên cứu ở người, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng, tinh dầu tràm trà có thể ức chế vi khuẩn như Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Haemophilus influenzae, Streptococcus pyogenes và Streptococcus pneumoniae. Những vi khuẩn này là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xoang và bệnh chốc lở.
Do đặc tính chống nấm của tinh dầu tràm trà mà nó có khả năng chống lại nấm candida, nấm móng chân, bệnh ngứa da.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy, tinh dầu tràm trà có khả năng chống lại virus herpes tái phát và bệnh cúm. Hoạt tính kháng virus là nhờ sự hiện diện của terpinen-4-ol trong loại tinh dầu này.
Và nếu bạn đang thắc mắc tinh dầu này có được dùng để chữa mụn cóc hay không thì bạn đang gặp may đấy nhé! Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy dùng tinh dầu tràm trà bôi tại chỗ mỗi ngày 1 lần lên mụn cóc thì mụn cóc hoàn toàn biến mất sau 12 ngày điều trị. Đây là 1 ví dụ điển hình về khả năng chống virus của tinh dầu này.
Kháng khuẩn, nấm và virus
5. Ngăn ngừa việc kháng lại kháng sinh
Các loại tinh dầu như tràm trà và kinh giới có tác dụng thay thế thuốc kháng sinh thông thường vì nó có khả năng kháng khuẩn tốt, không có tác dụng phụ đáng kể. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Open Microbiology Journal chỉ ra một số tinh dầu như tràm trà có tác dụng tốt khi kết hợp với kháng sinh thông thường.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng tinh dầu này có thể ngăn ngừa sự kháng lại kháng sinh. Điều này cực kỳ quan trọng trong y học hiện đại bởi thuốc kháng sinh dùng lâu sẽ bị nhờn, vi khuẩn và virus có khả năng tự kháng lại thuốc, vì thế việc điều trị khó khăn và tốn kém hơn.
6. Giảm triệu chứng tắc nghẽn và nhiễm trùng hô hấp
Đã từ rất lâu, lá cây tràm đã được sử dụng nghiền nát và hít để điều trị ho và cảm lạnh. Theo truyền thống, lá cũng được ngâm để điều trị viêm họng.
Ngày nay, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu tràm trà có tính kháng khuẩn cao, có tác dụng tốt cho việc điều trị bện đường hô hấp và ngừa được ho, cảm lạnh thông thường.
Đây chính là lý do tinh dầu tràm trà được ưu tiên sử dụng cho các bệnh nhân có vấn đề về đường hô hấp.
7. Diệt chấy rận
Tinh dầu này còn có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt côn trùng, loại bỏ chấy rận và ký sinh trùng khác. Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm được tiến hành ở Ý cho thấy rằng tinh dầu tràm chống lại chấy và trứng chấy. Tinh dầu tràm được kết hợp với nerolidol được thử nghiệm ở các tỷ lệ khác nhau với 69 chấy và 187 trứng chấy trong 6 tháng.
Các nhà nghiên cứu thấy được rằng chỉ dùng tinh dầu tràm có hiệu quả diệt chấy tốt hơn, hiệu quả 100% sau 30 phút phơi nhiễm. Nồng độ cao của tinh dầu tràm trà làm hư hại khoảng 50% trứng chấy trước khi nở. Khi tinh dầu tràm được kết hợp với nerolidol tỷ lệ 1:2 thì làm chết chấy 100% trong 30 phút, phá hủy toàn bộ chấy rận sau khoảng 5 ngày điều trị.
Tác dụng của dầu dừa và tinh dầu tràm trà trong việc điều trị chấy rận là rất hiệu quả. Dầu dừa tinh khiết có thể dùng để tiêu diệt chấy rận bằng cách ủ dầu dừa lên tóc (có thể để qua đêm) và gội lại vào sáng hôm sau, thực hiện liên tục khoảng 1 tuần sẽ diệt toàn bộ chấy.
8. Điều trị bệnh ghẻ
Có một câu hỏi cũng khá phổ biến là tinh dầu tràm trà có điều trị ghẻ được không? Câu trả lời là có. Một nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Flinders ở Úc cho thấy rằng: 5% dầu cây trà và thành phần hoạt tính của nó- terpinen-4-ol có hiệu quả cao trong việc giảm sự sống của ghẻ ve. Tinh dầu này hoạt động như 1 chất tự nhiên chống lại ghẻ ve vì nó có tính kháng khuẩn mạnh, có thể chữa lành ghẻ trên đầu và ghẻ dưới da.
Điều trị bệnh ghẻ
9. Cải thiện hôi miệng
Hơi thở hôi chủ yếu là do lượng vi khuẩn trong miệng của bạn, đặc biệt là mặt sau của lưỡi, cổ họng và amidan. Tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng khuẩn tốt, có thể chữa lành hôi miệng một cách tự nhiên và hiệu quả.
Một nghiên cứu cũng cho thấy rằng tinh dầu cây trà hoạt động như một chất khử trùng hiệu quả chống lại các tác nhân gây bệnh đường miệng, bao gồm Candida albicans, Staphylococcus aureus và Escherichia coli.
Lợi ích của tinh dầu này còn phát huy tốt sau khi phẫu thuật răng miệng, làm giảm nguy cơ bệnh răng miệng tái phát.
10. Tăng cường sức khỏe tóc
Tinh dầu tràm trà được ứng dụng để làm mượt tóc và chăm sóc sức khỏe da đầu. Giống với dầu dừa tinh khiết, tinh dầu trà cũng có tác dụng tốt cho mái tóc. Nên kết hợp tinh dầu tràm trà với gel nha đam, sữa sừa và tinh dầu oải hương để chăm sóc tóc khỏe đẹp.
Tăng cường sức khỏe tóc
Lưu ý quan trọng: Không dùng tinh dầu tràm trà để uống. Nếu sử dụng nó để súc miệng thì đảm bảo thì nên nhổ ra hết sau khi súc, sau đó súc lại bằng nước sạch.
Bài viết cho bạn đọc biết được kiến thức về lợi ích và cách sử dụng của tinh dầu tràm trà. Bài viết được dịch bởi ban biên tập của https://naturalshop.com.vn/, mọi hình thức sao chép nội dung vui lòng ghi rõ nguồn.
(Đăng nhập để bình luận nhanh, hoặc Đăng ký ngay!)