[Bài dịch – Dr.Axe] Nguyên nhân và triệu chứng của chốc lở + 9 phương pháp điều trị tự nhiên (phần cuối)
Ngày đăng: 07:05:36 28-06-2018 / Lượt xem: 1424
Ở phần trước, các bạn đã được tìm hiểu qua nguyên nhân + triệu chứng của căn bệnh chốc lở. Trong phần cuối này, bài viết sẽ mang đến cho bạn 9 phương pháp điều trị chốc lở bằng thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính và có hiệu quả tốt mà bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay nếu mắc bệnh. Những phương pháp này an toàn với cả trẻ em nên hãy an tâm!
9 phương pháp điều trị chốc lở từ thảo dược tự nhiên
1. Chiết xuất hạt bưởi
Chiết xuất hạt bưởi (tinh dầu bưởi) có thể chống lại nhiễm nấm candida. Một lợi ích khác của tinh dầu này là bổ sung khả năng chống tụ cầu vàng – Một trong số những nguyên nhân gây ra bệnh chốc lở. Nghiên cứu năm 2004 từ Khoa Khoa học và Sinh học, Đại học Manchester Metropolitan ở Anh đã tìm thấy sự kết hợp của chiết xuất hạt bưởi và tinh dầu phong lữ có tác dụng chống vi khuẩn cực hiệu quả.
2. Gừng
Chất Ayurvedic trong gừng dùng để chống lại vi khuẩn, tăng cường chức năng của hệ miễn dịch và giảm viêm, tăng tốc độ hồi phục của da sau nhiễm trùng chốc lở. Nên kết hợp gừng trong chế độ ăn uống của bạn bằng cách thêm vào món canh, nước ép, những món này rất thân thiện với trẻ em.
Gừng chữa chốc lở hiệu quả
3. Giấm táo
Giấm táo có tác dụng giải độc, tăng cường lượng đường máu và điều trị trào ngược acid hiệu quả, đồng thời có tác dụng chăm sóc da.
Trong thời gian mắc bệnh chốc lở, nên thoa giấm táo lên chỗ mắc bệnh để chống nhiễm khuẩn và giảm viêm.
4. Nghệ
Một nghiên cứu gần đây cho thấy nghệ có chất curcumin với khả năng chống khuẩn mạnh mẽ, chống lại tụ cầu vàng (Nghiên cứu trên tạp chí Journal of Tropical Medicine).
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghệ rất cần thiết, nó có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm và giảm đau ngứa, giảm khó chịu ở các vết thương ngoài da.
Sử dụng bằng cách trộn 1 muỗng bột nghệ nguyên chất với 1 muỗng canh dầu dừa tinh khiết và thoa lên vùng da chốc lở, nên băng vết thương để không làm nghệ dính lên quần áo, đến cuối ngày thì tháo băng, vệ sinh và để vết thương khô ráo.
Điều trị chốc lở từ nghệ
5. Dầu dừa
Khi sử dụng bôi tại chỗ, acid lauric trong dầu dừa có khả năng chống lại nhiều tác nhân gây bệnh, trong đó có vi khuẩn gây bệnh chốc lở. Về bản chất, khi sử dụng dầu dừa làm kem dưỡng thì nó sẽ là màng ngăn vi khuẩn tấn công. Tác dụng của dầu dừa là tạo ra rào chắn vi khuẩn, virus và hỗ trợ chữa lành vết thương ngoài da. Nên trộn dầu dừa với tinh dầu tràm trà thoa lên vết thương chốc lở.
Sử dụng dầu dừa bên trong sẽ làm tăng khả năng miễn dịch, chống viêm, cân bằng kích thích tố và nhiều tác dụng hơn nữa. Khi mắc bệnh chốc lở hay bệnh ngoài da khác, nên sử dụng dầu dừa trong bữa ăn bằng cách thêm vào món sinh tố, bánh mì, bỏng ngô,….
6. Mật ong nguyên chất
Mật ong được đánh giá là loại thảo dược kháng nấm, kháng khuẩn và virus hiệu quả. Bạn sẽ được nhiều lợi ích sức khỏe trong quá trình sử dụng mật ong nguyên chất, có thể hỗ trợ làm lành vết thương nhanh hơn.
Các nhà nghiên cứu ở Viện Đại học Wales, Cardiff phát hiện các tế bào bệnh ngoài da như chốc lở tiếp xúc với mật ong sẽ bị gián đoạn sự phân chia tế bào. Điều này khiến các nhà khoa học tin rằng mật ong nguyên chất có thể hỗ trợ quá trình chống nhiễm trùng, kháng lại nhiều mầm bệnh.
Mật ong – Thảo dược kháng khuẩn hiệu quả
7. Cây hải cẩu vàng
Hải cẩu vàng (Goldenseal) được sử dụng làm thảo dược chữa bệnh ngoài da. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Hóa học – Hóa sinh của Đại học Bắc Carolina đã phát hiện ra rằng việc sử dụng chiết xuất lá Goldenseal (H. canadensis) để chữa các bệnh ngoài da như chốc lở rất hiệu quả.
Sử dụng Goldenseal có thể bôi ngoài da và sử dụng bên trong để tăng cường hệ miễn dịch. Để sử dụng bên ngoài, hãy pha một chút dung dịch trà đậm (để nguội) với Goldenseal để thoa lên vết thương, giúp các mảng vỉ của chốc lở khô lại nhanh và bong ra.
8. Trà xanh
Từ lâu chúng ta đã nghe nói đến công dụng cho sức khỏe và chữa bệnh của trà xanh. Các nhà nghiên cứu cũng cho thấy trà xanh có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa các bệnh ngoài da lây lan và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Nên tận dụng tối đa trà xanh để chữa bệnh chốc lở, bôi tinh dầu trà xanh bên ngoài và bổ sung nước trà xanh cho cơ thể.
Trà xanh là thảo dược chữa bệnh ngoài da an toàn
9. Tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà được sử dụng từ lâu để điều trị mụn trứng cá, bệnh eczema, vảy nến, nấm và nhiễm trùng ngoài da,…
Trong một nghiên cứu mới đây trên tạp chí Journal of Hospital Infection, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng 5% chiết xuất dầu tràm trà có hiệu quả như điều trị kháng sinh theo toa trong điều trị MRSA và liên cầu khuẩn (bệnh chốc lở). Nói cách khác, dùng tinh dầu tràm trà có tác dụng giống với dùng kháng sinh của bác sĩ kê đơn. Nên sử dụng thoa 3-4 lần/ngày lên những vùng da tổn thương (nhớ là sử dụng tinh dầu tràm trà 5%).
3 lời khuyên để ngăn ngừa bệnh chốc lở tái phát
Bệnh chốc lở cực kỳ phổ biến và dễ lây, vì thế bạn nên có cách phòng tránh bệnh tái phát, bảo vệ sức khỏe toàn diện hơn bằng biện pháp:
❉ Vệ sinh sạch sẽ: Nên dạy trẻ nhỏ cách rửa tay để đề phòng bệnh tật như cảm lạnh, bệnh ngoài da. Sử dụng xà phòng kháng khuẩn tự nhiên được làm từ ½ chén xà phòng Castile, ½ chén nước cất, 1 muỗng café vitamin E, 1 muỗng canh dầu dừa, 10 giọt tinh dầu xá xị, 30 giọt dầu tràm trà. Chứa xà phòng này trong bình và sử dụng bình thường.
❉ Giữ móng tay sạch sẽ, gọn gàng: Vi khuẩn, nấm, virus và bụi bẩn thường bám dưới móng tay. Ngoài việc rửa tay thường xuyên thì các bậc phụ huynh nên cắt móng tay sạch sẽ cho bé nhà mình.
❉ Ăn uống đủ chất để tăng cường miễn dịch: Cân bằng chế độ ăn uống nhiều trái cây, rau quả và protein nạc để giảm viêm, loại trừ độc tố, tối ưu hóa dinh dưỡng và ngừa bệnh nhiễm trùng ngoài da.
3 lời khuyên để ngăn ngừa bệnh chốc lở tái phát
Thận trọng
Trong quá trình điều trị chốc lở thì cũng tránh để bệnh nhân tiếp xúc gần với người khác (phòng ngừa nguy cơ lây lan, mụn nước của chốc lỡ rất dễ vỡ và lây nhiễm bệnh cho người xung quanh). Vi khuẩn chốc lở thường lây qua tiếp xúc ngẫu nhiên, ngủ chung giường, dùng chung khăn tắm và quần áo.
Cả người lớn và trẻ nhỏ mắc bệnh chốc lở đều nên theo dõi chặt chẽ, nên chụp ảnh khu vực nhiễm bệnh hằng ngày để theo dõi tiến trình hồi phục. Nếu bệnh nhân có tiền sử mắc tiểu đường thì cần được theo dõi kỹ hơn nữa.
Bài viết được ban biên tập của https://naturalshop.com.vn/ dịch và biên soạn lại. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc có được kiến thức về bệnh chốc lở và cách điều trị hiệu quả. Tất cả hình thức sao chép nội dung bài viết cần ghi rõ nguồn.
Link phần 1: https://naturalshop.com.vn/nguyen-nhan-va-trieu-chung-cua-choc-lo-9-phuong-phap-dieu-tri-tu-nhien-501.html
(Đăng nhập để bình luận nhanh, hoặc Đăng ký ngay!)