Khám phá những tác dụng của lá hẹ trong cuộc sống
Ngày đăng: 16:47:04 26-01-2016 / Lượt xem: 15032
Tác dụng của lá hẹ
Lá hẹ khá quen thuộc đối với người Việt Nam, với mùi thơm đặc trưng và giàu dược tính lá hẹ không chỉ là thành phần của nhiều món ăn ngon mà còn là một loại thuốc hỗ trợ chữa bệnh tuyệt vời. Những tác dụng của lá hẹ đó là gì? Cùng tìm hiểu nhé
Công dụng của lá hẹ trong cuộc sống
1. Ngăn ngừa tính đông máu
Thành phần Flavonoid trong lá hẹ giúp cân bằng huyết áp, giảm áp lực tại các mao mạch máu, đồng thời hàm lượng vitamin C cao trong lá hẹ còn giúp tăng tính đàn hồi của thành mạch, thúc đẩy quá trình hấp thu sắt. Mỗi tuần bạn nên ăn từ 2-3 lần các món ăn được chế biến từ lá hẹ để ngăn ngừa chứng đông máu.
2. Hỗ trợ phòng tránh các bệnh tim mạch
Đây là một trong những công dụng của lá hẹ mà ít người biết đến. Lá hẹ có chứa chất allicin – một chất quan trọng có tác dụng ngăn ngừa, hạn chế cholesterol trong máu, ngăn ngừa và hỗ trợ phòng chống mắc các bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch
3. Hỗ trợ phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư
Flavonoid không chỉ có tác dụng chống đông máu mà có tác dụng ngăn chặn sự phát sinh các tế bào ung thư rất hiệu quả, chống lại các gốc tự do gây tổn hại đến các tế bào chết. Ăn hẹ thường xuyên có thể hỗ trợ phòng chống được các bệnh ung thư như ung thư phổi, dạ dày, đại tràng (có tác dụng hỗ trợ)
- Xem thêm: Tác dụng của nha đam
4. Giúp xương chắc khỏe
Vitamin K trong lá hẹ có tác dụng giúp xương của bạn chắc khỏe và phát triển một cách tối đa. Lá hẹ giúp việc khử khoáng xương qua đó hỗ trợ và giúp cơ thể bạn phòng chống bệnh loãng xương, phụ nữ sau khi sinh hoặc người già nên ăn lá hẹ thường xuyên để xương chắc khỏe hơn
5. Hỗ trợ trị cảm, sốt và ho
Đây là tác dụng của lá hẹ thường được lưu truyền trong dân gian. Người lớn hoặc kể cả trẻ em đều có thể sử dụng lá hẹ để hỗ trợ chữa sốt, ho và cảm.
Cách sử dụng lá hẹ để hỗ trợ trị sốt rất đơn giản bằng cách: Lấy 1 nắm lá hẹ rửa sạch, cắt thành đoạn nhỏ cho vào bát cùng 1 chút đường phèn rồi hấp cách thủy, gạn lấy phần nước tiết ra uống mỗi ngày. Với những người bị cảm lạnh thì có thể cho vào hỗn hợp trên vài lát gừng để hiệu quả nhanh hơn
Vitamin K trong lá hẹ có tác dụng giúp xương của bạn chắc khỏe và phát triển một cách tối đa. Lá hẹ giúp việc khử khoáng xương qua đó hỗ trợ và giúp cơ thể bạn phòng chống bệnh loãng xương, phụ nữ sau khi sinh hoặc người già nên ăn lá hẹ thường xuyên để xương chắc khỏe hơn
5. Hỗ trợ trị cảm, sốt và ho
Đây là tác dụng của lá hẹ thường được lưu truyền trong dân gian. Người lớn hoặc kể cả trẻ em đều có thể sử dụng lá hẹ để hỗ trợ chữa sốt, ho và cảm.
Cách sử dụng lá hẹ để hỗ trợ trị sốt rất đơn giản bằng cách: Lấy 1 nắm lá hẹ rửa sạch, cắt thành đoạn nhỏ cho vào bát cùng 1 chút đường phèn rồi hấp cách thủy, gạn lấy phần nước tiết ra uống mỗi ngày. Với những người bị cảm lạnh thì có thể cho vào hỗn hợp trên vài lát gừng để hiệu quả nhanh hơn
Tác dụng của hẹ đới với sức khoẻ
6. Ngăn chặn táo bón
Nguồn chất xơ dồi dào của lá hẹ hỗ trợ ngăn chặn việc táo bón một cách tối đa nhất, giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn. Hạt hẹ là thành phần dùng để hỗ trợ chữa bệnh táo bón. Với người già hoặc kể cả trẻ nhỏ khi bị táo bón chỉ cần lấy hạt hẹ khô rang vàng rồi giã nhỏ hòa với nước ấm để uống, ngày 2 lần trong vòng 2 ngày sẽ thấy tác dụng của hẹ.
7. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Ăn canh, cháo hoặc rau hẹ xào hằng tuần trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường sẽ mang lại hiệu quả rất lớn. Dù đã mắc bệnh tiểu đường nặng hay nhẹ thì ăn lá hẹ vẫn có tác dụng hỗ trợ rất tốt. Lá hẹ giúp kích thích điều tiết lượng insulin phân giải carbonhydrat trong máu đồng thời hạn chế sự hấp thu chất béo.
- Xem thêm: Những công dụng của dầu dừa
8. Hỗ trợ trị đái dầm hoặc tiểu đêm nhiều
Đái dầm hoặc tiểu đêm nhiều là một bệnh lý bình thường tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây ra phiền toái cho giấc ngủ và vô số những bất tiện khác. Để dùng lá hẹ trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đái dầm ở trẻ hoặc bệnh bị tiểu đêm nhiều chỉ cần lấy một nắm gạo nấu thành cháo, lấy rễ hẹ giã nhuyễn vắt thành nước rồi cho nước vào cháo nấu cùng, cuối cùng cho thêm ít đường để ăn. Ăn liên tục trong vòng 2 tuần, ngày 2 bát cháo chắc chắn bạn sẽ thấy hiệu quả.
9. Hỗ trợ trị bệnh hen suyễn
Lá hẹ có thể hỗ trợ chữa bệnh gì? Một trong những bệnh đó là bệnh hen suyễn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy hiệu suất hỗ trợ chữa bệnh hen suyễn của lá hẹ rất khả quan. Bạn chỉ cần lấy 10 – 20g củ hẹ hoặc lá hẹ ép lấy nước để uống trước khi đi ngủ, làm liên tục khoảng 1 tháng bạn sẽ thấy hiệu quả
10. Cách dùng lá hẹ để hỗ trợ chữa bệnh trĩ ngoại
Tác dụng của hẹ còn được sử dụng trong việc hỗ trợ chữa bệnh trĩ ngoại, có 2 cách như sau:
+ Xông trĩ: Lấy khoảng 100gr lá hẹ tươi rửa sạch rồi cho vào 1 lít nước nấu sôi trong vòng 20 phút, sau đó dùng lá chuối bịt kín chọc thủng 1 lỗ trên lá chuối rồi xông trĩ, khi nước còn hơi ấm thì lấy để ngâm trĩ
+ Đắp trĩ: giã nhuyễn lá nhẹ rồi đắp lên búi trí sau khi đã vệ sinh sạch sẽ, băng lại và để qua đêm
Đái dầm hoặc tiểu đêm nhiều là một bệnh lý bình thường tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây ra phiền toái cho giấc ngủ và vô số những bất tiện khác. Để dùng lá hẹ trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đái dầm ở trẻ hoặc bệnh bị tiểu đêm nhiều chỉ cần lấy một nắm gạo nấu thành cháo, lấy rễ hẹ giã nhuyễn vắt thành nước rồi cho nước vào cháo nấu cùng, cuối cùng cho thêm ít đường để ăn. Ăn liên tục trong vòng 2 tuần, ngày 2 bát cháo chắc chắn bạn sẽ thấy hiệu quả.
9. Hỗ trợ trị bệnh hen suyễn
Lá hẹ có thể hỗ trợ chữa bệnh gì? Một trong những bệnh đó là bệnh hen suyễn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy hiệu suất hỗ trợ chữa bệnh hen suyễn của lá hẹ rất khả quan. Bạn chỉ cần lấy 10 – 20g củ hẹ hoặc lá hẹ ép lấy nước để uống trước khi đi ngủ, làm liên tục khoảng 1 tháng bạn sẽ thấy hiệu quả
10. Cách dùng lá hẹ để hỗ trợ chữa bệnh trĩ ngoại
Tác dụng của hẹ còn được sử dụng trong việc hỗ trợ chữa bệnh trĩ ngoại, có 2 cách như sau:
+ Xông trĩ: Lấy khoảng 100gr lá hẹ tươi rửa sạch rồi cho vào 1 lít nước nấu sôi trong vòng 20 phút, sau đó dùng lá chuối bịt kín chọc thủng 1 lỗ trên lá chuối rồi xông trĩ, khi nước còn hơi ấm thì lấy để ngâm trĩ
+ Đắp trĩ: giã nhuyễn lá nhẹ rồi đắp lên búi trí sau khi đã vệ sinh sạch sẽ, băng lại và để qua đêm
Công dụng của lá hẹ trong làm đẹp
+ Làm đẹp tóc: Lá hẹ giúp nang tóc khỏe hơn nên ngăn ngừa tình trạng tóc gãy rụng, đồng thời kích thích tăng cường lưu lượng máu từ chân tóc đến ngọn tóc để nuôi dưỡng tóc, giúp tóc mọc nhanh hơn và đen hơn
+ Cải thiện khô da: Mặt nạ hẹ tươi cũng là một trong những loại mặt nạ có tác dụng dưỡng ẩm da, giúp da mềm mại và mịn màng hơn. Cách làm rất đơn giản như sau: lấy 10gr lá hẹ tươi rửa sạch để ráo rồi xay bằng máy xay sinh tố sau đó lấy ra đắp lên mặt, để khoảng chừng 30 phút rồi rửa sạch lại mặt
Với những tác dụng tuyệt vời như thế nếu bạn bỏ qua lá hẹ thì bạn đã bỏ phí đi một loại tiên dược cho sức khỏe và sắc đẹp. Những tác dụng của lá hẹ mà chúng tôi cung cấp dưới đây hi vọng sẽ hữu ích đối với bạn đọc
Tác dụng của hẹ có thể khác nhau đối với từng người tuỳ thuộc vào cơ địa, chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt của từng người dùng cụ thể nhé bạn!
Bài viết tác dụng của lá hẹ do ban biên tập website https://naturalshop.com.vn tổng hợp và biên soạn. Đây là bài viết cung cấp thông tin, không có mục đích cung cấp lời khuyên y khoa. Khi có vấn đề về sức khoẻ, bạn nên tìm đến các bác sĩ có chuyên môn để được khám và điều trị.
+ Cải thiện khô da: Mặt nạ hẹ tươi cũng là một trong những loại mặt nạ có tác dụng dưỡng ẩm da, giúp da mềm mại và mịn màng hơn. Cách làm rất đơn giản như sau: lấy 10gr lá hẹ tươi rửa sạch để ráo rồi xay bằng máy xay sinh tố sau đó lấy ra đắp lên mặt, để khoảng chừng 30 phút rồi rửa sạch lại mặt
Với những tác dụng tuyệt vời như thế nếu bạn bỏ qua lá hẹ thì bạn đã bỏ phí đi một loại tiên dược cho sức khỏe và sắc đẹp. Những tác dụng của lá hẹ mà chúng tôi cung cấp dưới đây hi vọng sẽ hữu ích đối với bạn đọc
Tác dụng của hẹ có thể khác nhau đối với từng người tuỳ thuộc vào cơ địa, chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt của từng người dùng cụ thể nhé bạn!
Bài viết tác dụng của lá hẹ do ban biên tập website https://naturalshop.com.vn tổng hợp và biên soạn. Đây là bài viết cung cấp thông tin, không có mục đích cung cấp lời khuyên y khoa. Khi có vấn đề về sức khoẻ, bạn nên tìm đến các bác sĩ có chuyên môn để được khám và điều trị.
Bình luận
(Đăng nhập để bình luận nhanh, hoặc Đăng ký ngay!)