Các loại thực phẩm chứa acid folic
Như đã trình bày ở bài viết trước, mặt dù acid folic tồn tại trong rất nhiều loại thực phẩm nhưng chúng chỉ chứa một hàm lượng rất nhỏ. Và đây là loại vitamin không bền, bị phá huỷ nhanh bởi oxy hoá và nhiệt nên chúng ta cần bổ sung chúng thường xuyên. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai và đang trong giai đoạn cho con bú, nên bổ sung thêm vitamin B9 để có thể cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho bé. Nếu cần thiết, có thể dùng thêm các loại viên uống tổng hợp để bổ sung acid folic nhưng phải theo chỉ dẫn của các bác sĩ có chuyên môn.
Nguồn cung cấp acid folic tốt nhất là:
- Gan và các loại thực phẩm được chế biến từ gan như: gan bê, gan gà, vịt, pate gan vịt, nội tạng động vật.
- Các loại rau xanh như: cà rốt, cải xanh, nấm, các loại đậu, rau diếp,…
- Trái cây tươi như: quả kiwi, quả nho, quýt, dâu tây, chanh, sơn tra, anh đào, lựu,…
- Các loại ngũ cốc như: tiểu mạch, đại mạch, hạt kê,…
Triệu chứng lâm sàng của cơ thể khi thiếu acid folic
- Khi cơ thể thiếu hụt acid folic, có thể gây ra việc thiếu máu hồng cầu (thiếu máu ác tính), việc này sẽ làm giảm số lượng bạch cầu. Qua đó, làm chậm quá trình tái tạo mô, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển màn nhầy ruột.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh và thai nhi
Một số trường hợp có thể dẫn đến việc thiếu acid folic như:
- Thiếu dó cung cấp: tình trạng thiếu hụt acid folic đột ngột sau khi chúng ta dùng các loại thuốc trị bệnh có chứa chất kháng acid folic như: methotrexat hay các loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh đường tiết niệu. Việc này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em và phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, vói các biểu hiện như rối loạn tiêu hoá, bệnh về da, hay nổi ban xuất huyết (đốm ban màu đỏ)
- Thiếu mãn tính: xuất hiện dấu hiệu của mệt mỏi với cường độ và tần suất tăng dần, giấc ngủ chập chờn, giảm trí nhớ, dễ xúc động, khi ăn giảm ngon miệng. Đối với trẻ đang ở độ tuổi phát triển, việc cơ thể thiếu acid folic có thể dẫn đến sự chậm phát triển.
Công dụng của acid folic đối với sức khoẻ
Như đã trình bày ở phần trước, acid folic tham gia vào rất nhiều quá trình trao đổi chất của của cơ thể, và chúng là cơ sở chính của nhiều coenzyme. Và chính các coenzyme này lại tham gia vào quá trình hình thành, trưởng thành và phân chia tế bào. Cho nên, acid folic có vai trò ở nhiều mức độ rất khác nhau:
- Có khả năng sản sinh tế bào và phát triển ở bào thai. Có công dụng giảm hơn 50% khả năng dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
- Tổng hợp các acid amin, tham gia vào quá trình oxy hoá.
- Ngăn ngừa ung thư
- Giúp sản sinh các tế bào máu.
- Giảm chứng rối loạn hành vi, tinh thần mệt mỏi, chậm chạp.
- Giúp sản sinh, hoàn thiện cấu trúc gene.
- ….
Bài viết tác dụng của acid folic được ban biên tập website https://naturalshop.com.vn tổng hợp và biên soạn. Bài viết có mục đích cung cấp thông tin và không phải là lời khuyên y khoa. Mọi việc sao chép nội dung từ website này vui lòng ghi rõ nguồn.