Tác dụng của vitamin B3 là gì đối với sức khoẻ chúng ta
Ngày đăng: 09:32:43 23-11-2016 / Lượt xem: 9952
Vitamin B3 là gì?
Vitamin B3 hay còn gọi là Niacin là một dưỡng chất rất cần cho cơ thể trong việc tổng hợp và hình thành các enzyme quan trọng và chuyển hoá thức ăn đầu vào thành năng lượng cho cơ thể. Vitamin B3 không chỉ là loại vitamin giúp duy trì sự khoẻ mạnh của hệ tiêu hoá mà nó còn là dưỡng chất không thể thiếu để tổng hợp hooc-môn sinh dục. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng duy trì hoạt động của não bộ, giúp hệ thần kinh chúng ta khoẻ mạnh.
Lượng vitamin B3 cần thiết cho cơ thể mỗi ngày (khuyến cáo)
Đơn vị tính: mg
- Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 2mg/ngày
- Trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi: 4mg/ngày
- Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 6mg/ngày
- Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: 8mg/ngày
- Từ 9 đến 13 tuổi: 12mg/ngày
- Nữ từ 14 tuổi: 14mg/ngày
- Nam từ 14 tuổi: 16mg/ngày
- Phụ nữ mang thai: 18mg/ngày
- Phụ nữ đang cho cơ bú: 16mg
Chu kỳ bổ sung Vitamin B3
Do đây là loại vitamin tan trong nước nên chỉ có một lượng rất nhỏ lưu lại trong cơ thể cho nên chúng ta cần bổ sung hàng ngày.
Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B3
Vitamin B3 tồn tại đa dạng ở các loại thực phẩm mà chúng ta dùng hàng ngày, có thể kể đến như: gạo lứt, ngũ cốc, lúa mì, đậu xanh, trứng, cá, thịt heo, thịt gà, nấm hương, vừng, lạc, khoai,…
Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B3
Vitamin B3 tồn tại đa dạng ở các loại thực phẩm mà chúng ta dùng hàng ngày, có thể kể đến như: gạo lứt, ngũ cốc, lúa mì, đậu xanh, trứng, cá, thịt heo, thịt gà, nấm hương, vừng, lạc, khoai,…
- Xem thêm: Tổng quan về Vitamin B5
Nhóm người cần bổ sung vitamin B3
- Những người thừa cholesterol
- Gặp các vấn đề về da như: viêm da, bong da, khô da, dị ứng với ánh nắng mặt trời
- Căng thẳng thần kinh, tâm thần phân liệt
- Những người cơ địa thiếu vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6 do cơ thể không thể hợp thành vitamin B3 từ tryptophan
- Người đang mắc căn bệnh đái tháo đường, tuyến giáp trạng.
Biểu hiện của cơ thể khi thiếu vitamin B3
Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B3, sẽ có những biểu hiện sau đây: tiêu chảy, sụt cân, viêm da, viêm lưỡi, trầm cảm thậm chí mất trí nhớ. Căn bệnh Pellagra là căn bệnh bao gồm những triệu chứng nặng của việc thiếu loại vitamin này, cụ thể là: tiêu chảy, viêm da, trầm cảm. Ngoài việc khẩu phần ăn thiếu niacin, thì khi dùng một số loại thuốc để chữa bệnh lao hay tình trạng sinh lý (như gặp phải căn bệnh Hartnup) cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin B3
Tuy nhiên, khi bổ sung vitamin B3 chúng ta cũng cần lưu ý, nếu dùng liều cao khoảng từ 3-6gram/ngày có thể gây tổn thương gan. Acid nicotinic (không phải nicotinamide) , khi dùng ở liều 2-4g/ngày có thể làm hạ nồng độ cholesterol trong bảo tương và được dùng trong điều trị bệnh cholesterol trong máu cao. Cơ chế của việc này là, ở liều lượng như trên, acid nicotinic làm giảm sự huy động acid béo từ mô mỡ cũng như giải phóng glycogen và mỡ dự trữ trong cơ vân và cơ tim. Sự tạo acid uric luôn đi kèm với việc tăng glucose trong máu vì vậy không dùng axít nicotinic cho người béo phi có đái tháo đường và người bị bệnh gút.
Tuy nhiên, khi bổ sung vitamin B3 chúng ta cũng cần lưu ý, nếu dùng liều cao khoảng từ 3-6gram/ngày có thể gây tổn thương gan. Acid nicotinic (không phải nicotinamide) , khi dùng ở liều 2-4g/ngày có thể làm hạ nồng độ cholesterol trong bảo tương và được dùng trong điều trị bệnh cholesterol trong máu cao. Cơ chế của việc này là, ở liều lượng như trên, acid nicotinic làm giảm sự huy động acid béo từ mô mỡ cũng như giải phóng glycogen và mỡ dự trữ trong cơ vân và cơ tim. Sự tạo acid uric luôn đi kèm với việc tăng glucose trong máu vì vậy không dùng axít nicotinic cho người béo phi có đái tháo đường và người bị bệnh gút.
Tác dụng của vitamin B3 đối với sức khoẻ
- Thúc đẩy hệ tiêu hoá, hạn chế bệnh đường ruột
- Giúp đẹp da
- Phòng ngừa đau đầu
- Thúc đấy việc tuần hoàn máu, hạ huyết áp, giảm cholesterol và triglyceride
- Cầm tiêu chảy
- Chuyển hoá tối đa thức ăn thành năng lượng
- Điều trị viêm miệng, lưỡi và hôi miệng
Bài viết được tổng hợp bởi ban biên tập website Natural Shop. Bài viết có mục đích cung cấp thông tin và không phải là lời khuyên y khoa. Mọi việc sao chép nội dung từ website này vui lòng ghi rõ nguồn.
Có thể bạn quan tâm:
Bình luận
(Đăng nhập để bình luận nhanh, hoặc Đăng ký ngay!)