Hà thủ ô – Tiên dược cho sức khoẻ
Ngày đăng: 11:13:55 20-03-2016 / Lượt xem: 13051
Tác dụng của hà thủ ô
Hà thủ ô được xem như một loại tiên dược cho sức khoẻ và sắc đẹp mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho con người. Thật phí phạm nếu như bạn chưa tận dụng hết những tác dụng của hà thủ ô để nâng cao tăng cường sức khoẻ và làm đẹp cho bản thân. Tuy nhiên có nhiều tác dụng của cây hà thủ ô mà bạn có thể chưa biết, bài viết sau của chúng tôi sẽ bật mí điều đó nhé
Hà thủ ô có 2 loại đó là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng, chúng được phân biệt với nhau theo đặc điểm nhận dạng bên ngoài và tác dụng của mỗi loại
Hà thủ ô có 2 loại đó là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng, chúng được phân biệt với nhau theo đặc điểm nhận dạng bên ngoài và tác dụng của mỗi loại
Công dụng của hà thủ ô trắng
Hà thủ ô trắng hay còn gọi là mã liên an thuộc họ cây thiên lý. Là loại cây thuộc dạng dây leo, thân màu sẫm hoặc đỏ nhạt có nhiều lông mịn, lá màu xanh hình bầu dục, mọc đối nhau. Cả thân và lá đều có nhựa mủ màu trắng như sữa. Bộ phận dùng để hỗ trợ chữa bệnh của cây hà thủ ô trắng đó là củ (rễ) hoặc, dây lá tươi.
Một số tác dụng của hà thủ ô trắng
- Tăng cường sự vận động của tim mạch bằng cách kích thích tim co bóp nhẹ giúp hệ tuần hoàn máu được lưu chuyển nhanh hơn trong cơ thể
- Kích thích cơ quan tiêu hoá, ăn ngon hơn và dễ tiêu hơn, tránh các triệu chứng như đầy bụng, ăn không tiêu, ợ chua,…hỗ trợ tăng cân
- Giúp thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu cho cơ thể vào những ngày nắng nóng
- Hỗ trợ chữa bệnh đau khớp, mỏi khớp một cách rõ rệt mà không hề gây phản ứng phụ. Mỗi ngày lấy 15gr hà thủ ô trắng dạng khô sắc thành nước uống trong ngày thay cho nước lọc, uống liên tục trong vòng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả
- Tăng cường thị lực, giảm tỉ lệ mắc các bệnh về mắt: Đây là kết quả theo nghiên cứu của các nhà khoa học áp dụng tác dụng của hà thủ ô cho các bệnh nhân bị mắc các bệnh về thị lực.
- Hỗ trợ chữa vết thương rắn cắn: Hà thủ ô có tác dụng gì? Những tác dụng trên có lẽ ai cũng biết nhưng tác dụng hỗ trợ chữa vết rắn cắn có lẽ rằng sẽ ít người biết đến. Để giải độc rắn cắn thì người bị rắn cắn nhai lá và rễ của cây hà thủ ô trắng sau đó nuốt nước, phần bã còn lại đắp vào chỗ rắn cắn để hút máu và nọc độc nhanh chóng
- Xem thêm: Tác dụng của atiso
Tác dụng của hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ thuộc họ rau răm, cũng dạng dây leo như cây hà thủ ô trắng nhưng bề mặt thân có màu xanh, nhẵn và có vân. Lá hà thủ ô đỏ mọc so le, có cuống và gân, lá hình tim. Phần được sử dụng để hỗ trợ chữa bệnh của hà thủ ô đỏ đó là rễ
Rễ hà thủ ô đỏ có hình tròn, bề mặt bên noài chỗ lồi chỗ lõm do có nhiều nếp nhăn ăn sâu. Bề mặt cắt ngang của rễ hà thủ ô đỏ có màu nâu sẫm, có vân, ở giữa có lõi gỗ, vị hơi chát
Rễ hà thủ ô đỏ có hình tròn, bề mặt bên noài chỗ lồi chỗ lõm do có nhiều nếp nhăn ăn sâu. Bề mặt cắt ngang của rễ hà thủ ô đỏ có màu nâu sẫm, có vân, ở giữa có lõi gỗ, vị hơi chát
Một số tác dụng của hà thủ ô đỏ
- Giảm lượng Cholesterol trong máu, phòng chống các bệnh về tim, xơ vữa động mạch, giúp tim hoạt động nhịp nhàng hơn và ổn định hơn
- Nhuận tràng do trong rễ hà thủ ô đỏ có chứa chất oxymethylanthraquinone có tác dụng làm tăng nhu động ruột, giúp thức ăn tiêu hoá nhanh hơn và tốt hơn, tránh các bệnh về đường ruột đặc biệt là bệnh táo bón. Trong trường hợp này hà thủ ô ở dạng sống tốt hơn hà thủ ô ở dạng chín
- Chống khuẩn, virus: Hà thủ ô đỏ được điều chế thành thuốc để ức chế virus cúm và các trực khuẩn lao, lỵ rất hiệu quả. Khi bị cúm hoặc bị ho, kiết lỵ bạn chỉ cần sắc nước rễ hà thủ ô để uống hằng ngày
- Bổ máu, hỗ trợ chữa thần kinh suy nhược kém ngủ
- Hỗ trợ chữa rụng tóc, làm đen tóc: Đây là một trong những tác dụng của rễ cây hà thủ ô đỏ có lợi cho chị em phụ nữ. Uống nước hà thủ ô hoặc lấy rễ để nấu nước gội đầu để làm tóc đỡ xơ khô, đỡ gãy rụng và làm tóc đen mượt hơn. Chính vì thế dân gian mới có câu ca dao nói về tác dụng này của hà thủ ô “Muốn cho xanh tóc đỏ da, rủ nhau lên núi tìm hà thủ ô”
- Tăng cường sinh lực cho nam, kéo dài thời gian giao hợp
- Kéo dài tuổi thọ vì trong rễ cây hà thủ ô đỏ có chứa các chất tương đồng như chất chống oxi hoá giúp tiêu diệt các gốc tự do gây lão hoá trong cơ thể
Tác dụng của hà thủ ô có thể khác nhau đối với từng người dùng cụ thể tuỳ thuộc vào cơ địa, chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt của từng người dùng cụ thể nhé bạn!
- Xem thêm: Dầu dừa có công dụng gì
Ngoài ra ở một số nơi tại các vùng dân tộc hà thủ ô còn được dùng để hỗ trợ chữa cảm, sốt rẻ hoặc lấy nước sắc để cho phụ nữ sinh con uống để có nhiều sữa. Uống hà thủ ô có tác dụng gì giờ đây các bạn đã có câu trả lời rồi đúng không?
Lưu ý khi mua hà thủ ô
Hà thủ ô đỏ quý và hiếm vì đây là loại cây chỉ mọc trên rừng chứ không trồng được chính vì thế hiện nay trên thị trường tiêu dùng có xuất hiện các loại hà thủ ô giả, kém chất lượng và loại hà thủ ô giả này thường được làm từ củ nâu.
Để tránh mua phải hàng giả bạn nên mua ở những địa chỉ uy tín, tin cậy hoặc phải xem xét thật kĩ trước khi mua sản phẩm. Hà thủ ô khô phải được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ấm mốc để tránh gây hại khi sử dụng.
Để tránh mua phải hàng giả bạn nên mua ở những địa chỉ uy tín, tin cậy hoặc phải xem xét thật kĩ trước khi mua sản phẩm. Hà thủ ô khô phải được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ấm mốc để tránh gây hại khi sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng hà thủ ô
Tác dụng của hà thủ ô tốt là thế nhưng không phải ai cũng dùng được và dùng bừa bãi, dưới đây là một số lưu ý cho những người sử dụng hà thủ ô
- Khi sử dụng hà thủ ô nên hạn chế ăn huyết động vật, hành và tỏi
- Người bị táo bón, tiêu chảy hoặc hay bị lạnh bụng nên hạn chế dùng hà thủ ô.
Trên đây là những tác dụng của hà thủ ô mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý bạn đọc, hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn khi sử dụng hà thủ ô để hỗ trợ chữa bệnh. Chúc các bạn có một sức khoẻ dồi dào.
Bài viết tác dụng của hà thủ ô được ban biên tập website https://naturalshop.com.vn tổng hợp và biên soạn. Bài viết có mục đích cung cấp thông tin và không phải là lời khuyên y khoa. Mọi việc sao chép nội dung từ website này vui lòng ghi rõ nguồn.
Bài viết tác dụng của hà thủ ô được ban biên tập website https://naturalshop.com.vn tổng hợp và biên soạn. Bài viết có mục đích cung cấp thông tin và không phải là lời khuyên y khoa. Mọi việc sao chép nội dung từ website này vui lòng ghi rõ nguồn.
Bình luận
(Đăng nhập để bình luận nhanh, hoặc Đăng ký ngay!)