Đường dừa có tốt không?
Chúng ta nên biết ơn cây dừa vì nhiều sản phẩm mà nó mang lại – Từ nước dừa đến cơm dừa, dầu dừa tinh khiết, giấm dừa,…Nó cũng rất phổ biến trong việc làm đồ uống có cồn của nhiều người dân địa phương như rượu vang hoặc rượu dừa. Tuy nhiên, hoa dừa (hoa của cây dừa, đừng nhầm lẫn với cây cọ nhé!) cung cấp nhựa có thể chế tạo thành một dạng chất nhựa ngọt như mật ong, sau đó đun nóng chất này cho bay hơi, phần cô đặc sẽ tạo thành đường dừa.
Đường dừa là chất làm ngọt tự nhiên có thể đắt hơn đường bình thường, nhưng nó mang lại nhiều lợi ích to lớn hơn các loại đường khác. Ví dụ, đường dừa tốt hơn cho bệnh nhân tiểu đường, người mắc bệnh đường ruột và cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
Đường dừa có tốt không?
Câu hỏi này là thắc mắc chung của rất nhiều người, đặc biệt là vì tác dụng của dầu dừa rất tốt cho sức khỏe nhưng đường dừa lại có ít dữ liệu nghiên cứu hơn. Những gì chúng ta biết được là đường dừa có chứa một lượng nhỏ vitamin, khoáng chất. Muốn thật sự cung cấp vitamin, khoáng chất từ đường dừa thì phải ăn nhiều, mà ăn nhiều đường lại làm tăng lượng calo giống như đường cát bình thường.
Tuy nhiên, đường dừa chính là sự lựa chọn tốt hơn để bạn thay thế đường cát đang sử dụng, bởi nó còn có nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, canxi, kali, acid béo mạch ngắn, polyphenol và chất chống oxy hóa, chất xơ là inulin – tất cả những chất này đều có lợi ích cho sức khỏe mà đường bình thường không có được.
Lợi ích của đường dừa
1. Tốt cho bệnh tiểu đường
Đường dừa và mật hoa dừa chứa chất xơ là inulin. Chất xơ này có thể làm chậm quá trình hấp thu glucose, có thể đối phó với bệnh tiểu đường. Một số nghiên cứu cho thấy rằng inulin có thể giảm hấp thu glucose nên giữ mức glucose trong mức cho phép.
Một nghiên cứu đặc biệt được tiến hành bởi Khoa Hóa sinh và Chế độ ăn uống tại Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng Y khoa Tabriz cho thấy đường dừa có thể giúp cho bệnh tiểu đường tuyp 2, cải thiện chỉ số đường huyết và tăng khả năng chống oxy hóa trong khi giảm mức malondialdehyde. Với hương vị đường dừa giống với đường nâu, đường dừa dần trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống, được dùng để pha cà phê, pha trà cho đến nấu ăn.
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ chia sẻ rằng trong khi người mắc bệnh tiểu đường lên kế hoạch ăn kiêng với đường dừa nhưng nó chứa nhiều calories và carbonhydrate, có khoảng 15 calo và 4g carbonhydrate trên mỗi muỗng café. Đó là do đường dừa đã bị pha trộn với đường khác, vì thế nên lưu ý đến thương hiệu và nhãn mác trước khi mua hàng.
2. Dùng trong ăn kiêng
Nếu bạn đang ăn kiêng thì đường dừa là sự lựa chọn tốt mà bạn có thể áp dụng. Một số người ăn kiêng theo chế độ Paleo (chế độ ăn uống của người tiền sử, ăn nhiều thịt cá và ít carbonhydrate để giảm cân) đã sử dụng đường dừa cho chế độ ăn của họ.
Các nghiên cứu cho chúng ta thấy rằng “tổ tiên chúng ta thu được khoảng 35% năng lượng từ chất béo, 35% từ carbonhydrate và 30% từ protein”. Đường dừa thuộc nhóm carbonhydrate nhưng nó đã được qua xử lý từ hoa dừa. Vì thế, mật hoa dừa ở dạng lỏng có lẽ gần hơn với chế độ ăn kiêng theo kiểu Paleo, thích hợp với người có chế độ ăn kiêng Paleo nghiêm ngặt.
Lợi ích của đường dừa
3. Chứa vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng
Đường dừa chứa vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng thực vật, mặc dù chỉ có 1 lượng nhỏ. Sắt và kẽm được tìm thấy trong đường dừa gấp 2 lần so với đường cát (theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Thực phẩm và Dinh dưỡng FNRI).
FNRI cũng lưu ý rằng có một lượng các chất dinh dưỡng thực vật, nhất là polyphenol, flavonoid và anthocyanidins được tìm thấy trong đường dừa. Những chất này có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, giảm viêm và giảm nồng độ cholesterol. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ giải thích rằng chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ thực vật sẽ mang lại nhiều lợi cho sức khỏe hơn so với thuốc uống bổ sung dưỡng chất.
4. Tốt cho đường ruột
Như đã nói ở trên, đường dừa chứa inulin có khả năng kích thích sự phát triển của bifidobacteria đường ruột, thường được tìm thấy trong probiotic có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Mặc dù bifidobacteria là một nhóm vi khuẩn sống trong ruột nhưng có thể giúp ích cho cơ thể. Bifidobacteria đã được biết đến là có tác dụng khôi phục lại vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
Vi khuẩn này có có khả năng làm giảm tiêu chảy, viêm loét đại tràng, viêm túi mật và thậm chí còn có tác dụng ngừa bệnh nhiễm trùng đường ruột ở trẻ (còn gọi là bệnh viêm ruột hoại tử).
Sử dụng đường dừa như thế nào?
Đường dừa có thể được sử dụng giống như đường bình thường, nhưng bạn có thể dùng từ ½ lượng đường như bình thường, sau đó tăng lên dần dần để có vị ngọt như mong muốn.
Hãy thử công thức thức sử dụng đường dừa như sau:
Chuẩn bị:
- 2 bông cải xanh
- 1 củ hành tây, thái lát mỏng
- 2 muỗng canh dầu dừa tinh khiết
- ½ muỗng café dầu mè
- Dừa sấy
- 1 muỗng canh hạt mè đen đã rang
Gia vị nấu ăn:
- 2 muỗng café miso đỏ
- 1 muỗng canh đường dừa
- 1/3 chén nước
- ¼ muỗng café ớt khô
- 1 tép tỏi
- ¼ chén lá húng quế tươi
- 1 chút nước cam.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cắt bông cải xanh, đặt vào tô chung với hành tây. Thêm vào dầu dừa, dầu mè và trộn đều.
- Đặt lên khay nướng và nướng trong khoảng 20 phút hoặc đến khi chín đều, đảm bảo không bị khô quá.
- Trong khi chờ đợi thì hãy chuẩn bị gia vị nấu ăn. Cho tất cả phần gia vị vào máy xay mịn.
- Để nướng bánh dừa và hạt mè, chỉ cần nướng bánh mì khô trong chảo ở nhiệt độ đủ lớn. Nướng và chú ý quan sát để nó không bị cháy. Để qua 1 bên.
- Khi bông cải xanh và hành tây đã chín thì cho vào bát, rắc đều gia vị lên trên, trên cùng là vừng rang, dừa sấy. Đây là một món ăn tuyệt vời trong bữa ăn gia đình bạn.
Lịch sử đường dừa
Cây dừa đã được sử dụng để sản xuất đường trong nhiều thế kỷ bằng cách sử dụng kỹ thuật cao, khai thác đường được phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ. Đảm bảo cách lấy nhựa từ dừa được quan tâm rất lớn từ khi nó được thử nghiệm và đã khởi xướng thành công một dự án ở Campuchia. Trong thực tế, đường dừa đã được người Indonesia sử dụng hàng trăm năm nay.
Nó thường được gọi là đường dừa, đường cọ dừa, đường hoa dừa. Nhưng nhớ là đường dừa không giống với đường cọ dừa, nên chú ý nhãn mác khi mua hàng để tránh nhầm lẫn.
Đường dừa được sử dụng từ hàng trăm năm trước
Tác dụng phụ
Không có ghi nhận nào về tác dụng phụ của đường dừa, nhưng nó có lượng calo tương đương đường thông thường, do đó nên dùng với lượng vừa phải. Nếu dùng quá nhiều dẫn đến tăng cân, gây viêm và tăng khả năng mắc bệnh tim mạch.
Ngoài ra, Hiệp nội Tiểu đường Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng nhiều sản phẩm bày bán có thêm đường bình thường vào đường dừa, vì thế nên chú ý đến thương hiệu và độ uy tín khi mua sản phẩm.
Kết luận cuối cùng về đường dừa
Đây là loại đường thay thế tuyệt vời, nhất là cho bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, trong đường dừa còn có nhiều lợi ích mà đường bình thường không có được. Tôi cũng khuyên bạn nên sử dụng đường (dù là đường dừa hay các loại khác) cũng dùng vừa đủ để bảo vệ sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng một chất làm ngọt thì đường dừa chính là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn.
Bài viết được ban biên tập của https://naturalshop.com.vn/ biên dịch lại nội dung Tiếng Việt cho bạn đọc tiện tham khảo. Mọi hình thức sao chép nội dung bài viết vui lòng ghi rõ nguồn.