0909019920

[Bài dịch – Dr.Axe] Dầu cọ đỏ có lợi cho tim và não nhưng có hại với môi trường không? (phần 2)

[Bài dịch – Dr.Axe] Dầu cọ đỏ có lợi cho tim và não nhưng có hại với môi trường không? (phần 2)

Ngày đăng: 08:44:35 15-09-2018 / Lượt xem: 1322


Ở phần 1, chúng ta đã được tìm hiểu qua dầu cọ đỏ là gì và các lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe. Vậy ở phần 2 này, hãy cùng tôi tìm hiểu một số thông tin liên quan như tác dụng phụ của dầu cọ đỏ, so sánh dầu cọ và dầu dừa, bạn có nên sử dụng dầu cọ không,….

[Bài dịch - Dr.Axe] Dầu cọ đỏ có lợi cho tim và não nhưng có hại với môi trường không? (phần 2)

Dầu cọ đỏ có lợi cho tim và não nhưng có hại với môi trường không

Tác dụng phụ của dầu cọ đỏ

Mặc dù nó có hàng loạt lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn cũng nên quan tâm về một số tác dụng phụ của nó.
Trước tiên, dùng dầu cọ đỏ với mỗi người là khác nhau. Trong khi một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu cọ có thể làm giảm mức cholesterol. Tuy nhiên, một số người khác có  kết quả trái ngược và báo cáo rằng nó thực sự có thể làm tăng nồng độ cholesterol. Vì thế, bạn nên sử dụng dầu cọ chừng mực và kết hợp với các chất béo lành mạnh khác như dầu dừa tinh khiết trong chế độ ăn uống của bạn.
Ngoài ra, phần lớn dầu cọ trên thị trường hiện nay bị oxy hóa khi chế biến ở nhiệt độ cao, điều này làm giảm tác dụng tích cực và gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Bạn nên chắc chắn sử dụng dầu cọ ép lạnh tinh khiết để không làm ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Ngoài ra, còn vấn đề nhiều người quan tâm nữa là sản xuất dầu cọ làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, các quốc gia như Malaysia và Indonesia rất quan tâm vấn đề này do họ sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới. Thật không may, muốn sản xuất nhiều dầu cọ thì đương nhiên đi kèm với việc khai thác rừng quá mức để kịp với nhu cầu sản xuất dầu cọ tăng cao.
Chính điều này làm ảnh hưởng môi trường, làm mất môi trường sống của động vật hoang dã làm tăng khí thải nhà kính, cũng có những báo cáo về vi phạm nhân quyền của công ty sản xuất dầu cọ như: Điều kiện làm việc không an tòan, trả mức lương thấp cho nhân công,….

[Bài dịch - Dr.Axe] Dầu cọ đỏ có lợi cho tim và não nhưng có hại với môi trường không? (phần 2)

Tác dụng phụ của dầu cọ đỏ

Có nên sử dụng dầu cọ đỏ không?

Dầu cọ có hương vị độc đáo và điểm khói cao, thích hợp nấu nhiều món ăn ngon và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là não bộ và tim mạch.
Nhưng với mối quan tâm của bạn với môi trường xung quanh việc sản xuất dầu cọ, bạn có nên sử dụng nó hay không?
Bạn hãy trở thành người tiêu dùng thông minh khi mua sản phẩm có thương hiệu uy tín, đảm bảo sản phẩm chất lượng và sản xuất trên công nghệ đạt chuẩn, thân thiện với môi trường.
Hội nghị bàn tròn về dầu cọ bền vững (RSPO) là một tổ chức tập trung vào việc cải thiện tính bền vững và sản xuất dầu thân thiện với môi trường. Theo nguyên tắc của RSPO, những nhà sản xuất dầu phải đảm bảo được các tiêu chuẩn:

  • Cam kết minh bạch.
  • Tuân thủ luật và quy định hiện hành.
  • Cam kết về khả năng kinh tế và tài chính dài hạn.
  • Sử dụng các phương pháp thích hợp, cải tiến đối với người trồng và nhà máy sản xuất.
  • Trách nhiệm với môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.
  • Xem xét đối với nhân viên, cá nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi nhà máy sản xuất dầu.
  • Phát triển trồng mới có trách nhiệm.
  • Cam kết cải tiến liên tục trong các lĩnh vực hoạt động chính.

Bằng cách chọn mua sản phẩm dầu cọ được chứng nhận RSPO, bạn có thể an tâm là mình dùng sản phẩm chất lượng, bảo vệ môi trường và bảo vệ cả hệ sinh thái động thực vật xung quanh nơi trồng và sản xuất dầu cọ.

Bạn có thể kiểm tra trên web RSPO để biết danh sách các nhà sản xuất được chứng nhận trước khi bạn đến cửa hàng và mua sản phẩm dầu cọ về sử dụng.

[Bài dịch - Dr.Axe] Dầu cọ đỏ có lợi cho tim và não nhưng có hại với môi trường không? (phần 2)

Có nên sử dụng dầu cọ đỏ không?

So sánh dầu cọ với dầu dừa

Đã có rất nhiều sự so sánh xung quanh dầu cọ và dầu dừa. Cả 2 đã được kết hợp để mang lại lợi ích cho sức khỏe của chúng ta!

Sự khác biệt lớn nhất nằm ở thành phần của 2 loại dầu này. Dầu dừa tinh khiết có hàm lượng chất béo bão hòa cao và chất béo chuỗi trung bình. Trong khi dầu cọ có khoảng 50/50 chất béo bão hòa và không bão hòa.

Dầu dừa cũng chứa các hợp chất có lợi như acid lauric, tác dụng của dầu dừa rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, đồng thời dầu dừa còn có tác dụng kháng khuẩn, virus hiệu quả.

Tuy nhiên, khi so sánh dầu cọ với dầu dừa thì không thể nói loại nào tốt hơn do mỗi loại mang lại lợi ích khác nhau cho sức khỏe. Nếu sử dụng 2 loại dầu này một cách cân bằng sẽ giúp thúc đẩy sức khỏe tốt hơn nhiều đấy!

Nguồn dinh dưỡng có trong dầu cọ đỏ

Hãy xem giá trị dinh dưỡng của dầu cọ đỏ và bạn sẽ thấy rằng nó được tạo thành chủ yếu từ chất chất béo, cân bằng giữa chất béo bão gòa và acid không no.

1 muỗng canh dầu cọ (14g) chứa khoảng:

  • 119 calo
  • 13,5 gram chất béo
  • 2,2 mg vitamin E (11% DV)
  • Dầu cọ đỏ cũng giàu carotenoids – Chất màu thực vật có màu đỏ cam. Dầu cọ đỏ đặc biệt giàu beta-carotene – Một carotenoid có thể chuyển thành vitamin A trong cơ thể.
  • Dầu cọ giàu chất dinh dưỡng và đồng thời có hương vị khác biệt so với nhiều loại dầu khác như dầu ô liu hoặc dầu hạt nho. Hương vị dầu cọ đỏ thường được mô tả như cà rốt và nó cũng có một kết cấu phong phú mà, phù hợp nấu nhiều món ăn.

Nếu bạn đã sẵn sàng bắt đầu sử dụng thành phần độc đáo này trong nhà bếp của mình, dưới đây là một vài công thức nấu ăn với dầu cọ đỏ để bạn bắt đầu thử nghiệm:

  • Khoai tây chiên, khoai lang đỏ chiên
  • Thịt gà hun khói kiểu Brazil
  • Gà cay với dầu cọ đỏ
  • Dầu cọ đỏ Zucchini
  • Những món rau củ chiên xào

Lịch sử của dầu cọ đỏ

Người ta tin rằng chúng ta đã sử dụng dầu cọ từ 5.000 năm trước. Thực tế, vào những năm 1.800, các nhà khảo cổ khai quật dầu cọ trong một ngôi mộ Ai Cập có niên đại từ năm 3000 TCN.

Ban đầu, dầu cọ được sử dụng như một loại dầu ăn và nó cũng được sử dụng làm thuốc ở một số vùng châu Phi, dùng làm thuốc giải độc do nhiễm độc, thuốc chữa bệnh lậu, lợi tiểu, trị nhiễm trùng, nhức đầu,…

Cơ quan Phát triển Đất Liên bang (FELDA) là một cơ quan chính phủ Malaysia, là một trong những nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất. Hiện nay, Indonesa và Maylaysia là 2 vùng đất có sản lượng dầu cọ lớn nhất thế giới. Năm 1956, Đạo luật Phát triển Đất đai đã được ban hành nhằm tìm cách chống lại đói nghèo. Người định cư đã được cấp 10 mẫu đất từ ​​FELDA để trồng dầu cọ hoặc cao su trong thời hạn 20 năm, điều này dẫn đến sự bùng nổ về sản lượng dầu cọ. Những khu vực này đã phải đối mặt với nạn phá rừng và phá hủy hệ sinh thái tự nhiên do trồng và sản xuất dầu cọ. 

Một đánh giá năm 2016 thậm chí còn nói rằng 45% diện tích đất hiện đang được sử dụng để sản xuất dầu cọ ở Đông Nam Á chính là rừng vào những năm 1990.

Đến năm 2004, Hội nghị bàn tròn về dầu cọ bền vững được thành lập, chú trọng vào tính bền vững và sản xuất có trách nhiệm nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường, tránh tổn hại động vật hoang dã và cộng đồng.

[Bài dịch - Dr.Axe] Dầu cọ đỏ có lợi cho tim và não nhưng có hại với môi trường không? (phần 2)

Lịch sử của dầu cọ đỏ

Thận trọng

Đa phần dầu cọ là an toàn với tất cả chúng ta. Tuy nhiên,  nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng bất lợi sau khi ăn dầu cọ, ngừng sử dụng và đi gặp bác sĩ ngay.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dầu cọ hâm đi hâm lại có thể làm tăng mảng bám động mạch, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Vì lý do này, tốt nhất là tránh hâm đi hâm lại món ăn từ dầu cọ vì nó có thể làm giảm hoạt động chống oxy hóa của dầu, dẫn đến tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Ngoài ra, dầu cọ có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cần tiêu thụ ở mức vừa phải. Dùng quá nhiều loại chất béo có thể có hậu quả tiêu cực, chẳng hạn như tăng cân và tăng mức cholesterol.

Bài viết được dịch và biên soạn bởi ban biên tập của https://naturalshop.com.vn/. Tất cả hình thức sao chép xin vui lòng ghi rõ nguồn.

Tags
Bình luận

(Đăng nhập để bình luận nhanh, hoặc Đăng ký ngay!)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *