0909019920

[Bài dịch – Dr.axe] Nguyên nhân và triệu chứng của chốc lở + 9 phương pháp điều trị tự nhiên (phần đầu)

[Bài dịch – Dr.axe] Nguyên nhân và triệu chứng của chốc lở + 9 phương pháp điều trị tự nhiên (phần đầu)

Ngày đăng: 06:17:41 26-06-2018 / Lượt xem: 1390


Ở phần này, bạn đọc sẽ được tìm hiểu qua nguyên nhân và triệu chứng của bệnh chốc lở trên da. Bệnh tuy không nguy hại đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Chốc lở rất phổ biến ở cả trẻ em và người lớn, bạn nên biết được nguyên nhân, triệu chứng để có thể phòng ngừa căn bệnh ngoài da đáng ghét này!

[Bài dịch - Dr.axe] Nguyên nhân và triệu chứng của chốc lở + 9 phương pháp điều trị tự nhiên (phần đầu)

Nguyên nhân và triệu chứng của chốc lở + 9 phương pháp điều trị tự nhiên 

  Chốc lở là một bệnh nhiễm khuẩn da dễ lây nhiễm, thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thanh thiếu niên và người lớn có hệ miễn dịch suy yếu cũng dễ bị tổn thương ngoài da. Dấu hiệu thường gặp nhất của chốc lở là nổi mụn nước với lớp vỏ màu mật ong, thường nổi quanh miệng và mũi. Sau đó lan đến tay, chân, lưng. Điều trị bệnh chốc lở bằng thuốc có thể giảm ngứa và các triệu chứng khó chịu.

  Bệnh chốc lở được phân loại theo CDC trong nhóm “bệnh không xâm lấn nhóm A strep” như viêm họng liên cầu khuẩn. Đây là căn bệnh ngoài da phổ biến với các mụn nước nổi trên da, trong mụn có chứa đầy dịch nước. Ở Châu Âu, cứ 100 trẻ em lại có 2 trẻ mắc bệnh được điều trị mỗi năm. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có 111 triệu trẻ em sống ở các nước đang phát triển mắc bệnh chốc lở. CDC hiện không theo dõi số trường hợp mắc bệnh này tại Hoa Kỳ.

Bệnh chốc lở là gì?

  Có 3 loại chốc lở chính: Chốc lở không có sừng, chốc lở ác tính và ecthyma (chốc lở, loét nghiêm trọng).

  ✘ Chốc lở không phải là bệnh ác tính phổ biến nhất, nó thường được gọi là bệnh chốc lở bị vỡ. Ban đầu là các cụm nhỏ màu đỏ, sau đó các đốm này bị vỡ, các chất lỏng chảy ra phát triển lành lớp vỏ màu vàng.

  ✘ Chốc lở ác tính ít phổ biến hơn. Các tổn thương ban đầu xuất hiện trên cổ, lưng hoặc vùng mặc tã. Không giống với các mụn nước lở loét phồng rộp nhỏ, chốc lở lây lan và tổn thương vùng da lớn hơn nhiều. Các mụn nước lởm chởm và có đầy chất lỏng trong suốt, sau đó vỡ ra.

  ✘ Ecthyma là tình trạng lở loét nghiêm trọng, các mụn nước trở nên đau đớn và đầy mủ, dẫn đến sự phát triển của các vết loét sâu, không có màu, có lớp vỏ hình thành trên mảng lở và nguy cơ cao để lại sẹo.

[Bài dịch - Dr.axe] Nguyên nhân và triệu chứng của chốc lở + 9 phương pháp điều trị tự nhiên (phần đầu)

Bệnh chốc lở là gì?

Triệu chứng của bệnh chốc lở

  Dấu hiệu đầu tiên của bệnh chốc lở ở trẻ em là thường xuất hiện cụm vảy đỏ nhỏ quanh mũi, miệng. Lúc bắt đầu, các mụn nước có kích thước nhỏ. Khi bệnh chốc lở tiếp tục lan rộng, mụn nước sẽ phát triển nhiều hơn, kích thước cũng to hơn. Chốc lở thường không đau mà lại rất ngứa, nếu chúng ta gãi sẽ làm bệnh lây lan nhanh chóng hơn. Nếu bị chốc lở ecthyma thì có thể không có nước ứ trong mụn, bệnh nhân bị sưng hạch bạch huyết khi nhiễm trùng tiến triển.

  Ecthyma bắt đầu như bệnh chốc lở mức độ nhẹ, nó cũng có mụn nhỏ, sau này phát triển loét và hoại tử da. Bệnh này phổ biến ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, thường là bệnh nhân tiểu đường hoặc ung thư, HIV nên cơ thể gặp khó khăn trong việc chống lại vi khuẩn gây hại.

  Những vết phồng lớn của bệnh chốc lở ác tính thường có dấu hiệu đầu tiên là nhiễm trùng da. Bệnh nhân có thể xuất hiện ổ dịch khi bệnh nghiêm trọng với các triệu chứng kèm theo là suy nhược, sốt, tiêu chảy.

  Những người mắc bệnh chốc lở dù là mức độ nào cũng có thể bị sốt nhẹ, buồn nôn và khó chịu.

[Bài dịch - Dr.axe] Nguyên nhân và triệu chứng của chốc lở + 9 phương pháp điều trị tự nhiên (phần đầu)

Triệu chứng của bệnh chốc lở

Nguyên nhân mắc bệnh chốc lở và các yếu tố nguy cơ

  Liên cầu hay tụ cầu vàng là nguyên nhân chính gây ra chốc lở, những vi khuẩn này xâm nhập thông qua vết thương hở, vết bỏng, vết cắn côn trùng hoặc khi da bị thô ráp, bị kích ứng. Đây là lý do tại sao bệnh chốc lở thường thấy xung quanh mũi, miệng của trẻ nhỏ sau khi cảm lạnh hoặc trong mùa dị ứng.

  Như đã đề cập ở trên, các cá nhân có hệ miễn dịch suy yếu hoặc bị tổn thương có nguy cơ phát triển chốc lở cao hơn so với người khỏe mạnh. Để bảo vệ hiệu quả sức khỏe và chống lại sự bùng phát chốc lở, điều quan trọng là nên giữ vết thương ngoài da sạch sẽ, băng bó vết thương cẩn thận. Nên rửa tay thường xuyên để ngăn chặn vi khuẩn không lành mạnh xâm nhập vào cơ thể.

  Bệnh chốc lở thường xảy ra nhất ở trẻ từ 2-5 tuổi, rất dễ lây khi trẻ đi trường học. Một yếu tố nguy cơ làm trẻ lớn và thiếu nên mắc bệnh chốc lở là do tham gia vào các môn thể thao, tiếp xúc với nhiều người. Bất kể tuổi tác nào thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh, nếu trẻ mắc bệnh thì hãy cho trẻ nghỉ học ở nhà đến khi khỏi được bệnh.

  Người lớn mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, người có chức năng miễn dịch kém sẽ có khả năng nhiễm bệnh chốc lở cao. Bệnh chốc lở ecthyma dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm mô tế bào, viêm màng não, viêm thận. Tất cả các vết thương hở đều cần được vệ sinh sạch sẽ, bảo vệ cẩn thận để tránh nguy cơ chốc lở.

  Ngoài ra, trẻ em, người lớn bị lở loét lạnh, thủy đậu hoặc eczema đều có nguy cơ chốc lở cao. Cần giữ vệ sinh thân thể nhằm tránh được tối đa nguy cơ mắc bệnh ngoài da.

[Bài dịch - Dr.axe] Nguyên nhân và triệu chứng của chốc lở + 9 phương pháp điều trị tự nhiên (phần đầu)

Nguyên nhân mắc bệnh chốc lở và các yếu tố nguy cơ

Điều trị thông thường

  Sau khi bác sĩ chẩn đoán bệnh chốc lở sẽ tiến hành kê toa thuốc mỡ, bôi kem kháng sinh tại chỗ. Các loại kem kháng sinh nên dùng theo chỉ định. Nếu thấy nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc uống (trong trường hợp ecthyma tiết nhiều dịch).

  Ở phần đầu tiên này, bạn đọc đã được tìm hiểu qua nguyên nhân và triệu chứng chốc lở. Hãy theo dõi tiếp phần cuối để biết được 9 cách điều trị bệnh tự nhiên an toàn cho da nhé! Các phương thức dùng gừng, nghệ, dầu dừa ép lạnh,…cực kỳ an toàn và hiệu quả đối với bệnh ngoài da như chốc lở. Tác dụng của dầu dừa và các thảo dược tự nhiên lành tính với da, không gây ra tác dụng phụ.

  Bài viết được dịch và biên soạn bởi ban biên tập của https://naturalshop.com.vn/. Mọi hình thức sao chép nội dung cần ghi rõ nguồn.

Tags
Bình luận

(Đăng nhập để bình luận nhanh, hoặc Đăng ký ngay!)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *